Cẩm nang PosApp
  • MỤC LỤC
  • QUẢN LÝ TIỀN
  • QUẢN LÝ THẤT THOÁT
  • QUẢN LÝ CA
  • QUẢN LÝ KHO
  • VẬN HÀNH TẠI CỬA HÀNG
  • TĂNG TRƯỞNG DOANH THU ONLINE
  • TĂNG TRƯỞNG DOANH THU OFFLINE
  • BÁO CÁO KINH DOANH
Powered by GitBook
On this page
  • Lợi ích của việc xem báo cáo kinh doanh
  • Một số các báo cáo phổ biến bao gồm:

BÁO CÁO KINH DOANH

PreviousTĂNG TRƯỞNG DOANH THU OFFLINE

Last updated 1 year ago

Lợi ích của việc xem báo cáo kinh doanh

1/ Đánh giá hiệu suất:

Báo cáo kinh doanh cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, lợi nhuận và hiệu suất kinh doanh của nhà hàng. Điều này giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh doanh và đánh giá hiệu quả, chính xác các hoạt động kinh doanh của quán.

2/ Ra quyết định dựa trên dữ liệu:

Các báo cáo kinh doanh cung cấp thông tin số liệu chính xác và cụ thể về các chỉ số kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để đưa ra các quyết định dựa trên dữ liệu thay vì dựa trên cảm tính, giúp tối ưu hóa quy trình kinh doanh và tăng cường hiệu suất.

3/ Kiểm soát chi phí:

Báo cáo từ phần mềm giúp xác định các mảng có chi phí cao, như lãng phí thức ăn hoặc đồ uống, từ đó chủ doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp giảm chi phí và kiểm soát tài chính hiệu quả.

4/ Tối ưu hóa menu:

Báo cáo từ phần mềm cho biết các món ăn/phần ăn phổ biến và những món không được ưa chuộng, giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh menu sao cho phù hợp với sở thích của khách hàng, tăng doanh thu và giảm lãng phí.

5/ Quản lý tồn kho hiệu quả:

Các báo cáo kinh doanh cung cấp thông tin về mức tồn kho và sử dụng hàng hóa. Chủ doanh nghiệp có thể theo dõi tình trạng tồn kho, đánh giá mức tiêu thụ và lên kế hoạch đặt hàng một cách chính xác, giúp giảm thiểu lãng phí và tối ưu hóa quản lý kho.

6/ Phát hiện gian lận:

Các báo cáo kinh doanh có thể giúp phát hiện các hoạt động đáng ngờ hoặc có khả năng gian lận. Chủ cửa hàng có thể kiểm tra các giao dịch khác thường hoặc sai khớp để phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, giúp bảo vệ lợi ích tài chính của cửa hàng

Một số các báo cáo phổ biến bao gồm:

1/ Báo cáo tài chính - lãi lỗ:

Báo cáo lãi lỗ cung cấp cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh của nhà hàng. Bạn có thể xem tổng thu nhập và tổng chi phí để đánh giá lợi nhuận hoặc lỗ lũy kế trong một khoảng thời gian cụ thể. giúp bạn Quản lý chi phí và tối ưu hóa nguồn lực, Đưa ra quyết định kinh doanh thông minh

2/ Báo cáo mặt hàng bán chạy:

- Bằng cách phân tích mặt hàng bán chạy, bạn có thể đánh giá hiệu quả của từng món ăn và thực đơn. Báo cáo này giúp bạn hiểu được sự phân bổ doanh thu giữa các mặt hàng và đưa ra quyết định về việc cải tiến thực đơn, loại bỏ những món ăn không phổ biến, và tăng cường những mặt hàng đang gây ấn tượng.

- Báo cáo mặt hàng bán chạy cung cấp thông tin quan trọng cho việc thiết kế chương trình khuyến mãi hiệu quả. Bạn có thể sử dụng thông tin về mặt hàng bán chạy để quyết định các món ăn hoặc combo khuyến mãi, đưa ra giá ưu đãi, và tạo điểm đặc biệt cho khách hàng.

3/ Báo cáo Topping phổ biến (Dành cho quán trà sữa)

Báo cáo topping bán chạy giúp bạn quản lý nguồn lực và cung ứng topping một cách hiệu quả. Dựa trên thông tin về topping bán chạy, bạn có thể dự đoán nhu cầu và lên lịch cung ứng topping, từ đó tối ưu hóa quy trình mua hàng và quản lý kho để đảm bảo luôn có đủ topping cho việc phục vụ khách hàng.

4/ Báo cáo bán hàng theo kênh:

- Giúp cung cấp thông tin về hiệu quả và đóng góp của các kênh bán hàng khác nhau như Tại quán (in-store), Grab, Now, Beamin, Web order

- Đánh giá hiệu quả kênh bán hàng: Báo cáo kênh bán hàng giúp bạn đánh giá hiệu quả của từng kênh bán hàng, xem kênh nào đóng góp nhiều vào doanh số bán hàng và lợi nhuận. Điều này giúp bạn tập trung vào các kênh hiệu quả nhất để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng trà sữa.

- Quản lý nguồn lực và nhân lực: Báo cáo kênh bán hàng cung cấp thông tin về sự phân bổ nguồn lực và nhân lực cho từng kênh bán hàng. Bạn có thể đánh giá được lượng công việc, nhân viên cần thiết cho từng kênh và điều chỉnh nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua các kênh bán hàng khác nhau.

- Xác định xu hướng và mô hình tiêu dùng: Báo cáo kênh bán hàng cho phép bạn nhận biết xu hướng và mô hình tiêu dùng của khách hàng thông qua từng kênh bán hàng. Bạn có thể phân tích dữ liệu để hiểu hành vi mua hàng của khách hàng trong từng kênh, từ đó đưa ra chiến lược tiếp thị và quảng cáo phù hợp để thu hút và duy trì khách hàng.

- Định hướng phát triển và đầu tư: Báo cáo kênh bán hàng giúp bạn định hướng phát triển và đầu tư cho các kênh bán hàng. Dựa trên thông tin về hiệu quả của từng kênh, bạn có thể quyết định tăng cường hoặc giảm thiểu đầu tư cho các kênh bán hàng cụ thể, điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng.

5/ Quản lý ca làm việc:

Báo cáo doanh thu - quỹ thiền theo ca giúp bạn quản lý thu ngân và kiểm soát rủi ro tài chính trong quán. Bạn có thể so sánh doanh thu và quỹ thiền với số tiền dự kiến, phát hiện những chênh lệch không mong muốn và xác định nguyên nhân gây ra. Điều này giúp bạn phát hiện và ngăn chặn sự mất mát về tiền mặt, đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy trong hoạt động kinh doanh. Giúp nhân viên thu ngân giữa các ca đối soát - kiểm tra chéo lẫn nhau. Ca nào chịu trách nhiệm ca đó, báo cáo theo ca rõ ràng

6/ Báo cáo hàng hủy - Món hủy:

- Giúp chủ quán phát hiện các hoạt động hủy phiếu đáng ngờ của nhân viên. Bằng cách quản lý hàng bán, quản lý kho cùng với xem báo cáo hàng hủy/món hủy mà bạn có thể xác định được món nào/hóa đơn nào có thể bị hủy 1 cách cố ý

- Giúp tối ưu hóa quy trình hủy món - hủy đơn. Khi hủy đơn, hủy món do chế biến sai có thể dẫn đến việc kho đã xuất nhưng chưa bán được mà phải hủy món. Nhờ có báo cáo này cùng với việc in phiếu hủy món/hủy đơn giúp nhân viên có đầy đủ quy trình và giấy tờ báo hủy để báo với chủ quán/quản lý. Giúp bạn quản lý chặt chẽ

7/ Báo cáo theo phương thức thanh toán

Giúp bạn quản lý doanh thu bán hàng theo từng kênh như: Sử dụng voucher, ZaloPay, Momo, VNPay, Grab… Giúp bạn xem được doanh thu 1 cách tổng quan cũng như đối soát ngược lại với tiền thu được thực tế trên các app thanh toán

8/ Báo cáo kho chi tiết

Giúp bạn biết được chính xác lượng hàng tồn kho theo sản phẩm, nguyên liệu, hoặc thậm chí là nguyên liệu topping. Hỗ trợ định lượng nguyên vật liệu, tự động trừ kho khi bán hàng giúp giảm thiểu hạn chế thất thoát

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi được Food Cost, cảnh báo khi lượng hàng tồn kho xuống thấp